Nhà vệ sinh là một trong những nơi thường bị ẩm ướt nên rất dễ bị thấm nước dẫn đến ô nhiễm. Do đó, việc chống thấm nhà vệ sinh là một trong những điều vô cùng cần thiết. Mời bạn hãy tiếp tục tham khảo các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và tác hại ?
Chống thấm nhà vệ sinh là biện pháp cấp thiết để ngăn nước từ sàn và tường vì nhà vệ sinh thường xuyên có nước và có hệ thống ống dẫn nước. Và nếu nhà vệ sinh không được sử dụng biện pháp thi công chống thấm thì sau một thời gian sử dụng nhà vệ sinh WC toilet sẽ bị thấm dột . Màng chống thấm được thi công trước khi lát gạch để bảo vệ tường và sàn phụ của nhà vệ sinh .
Hậu quả không chống thấm nhà vệ sinh
+ Thấm dột nhà vệ sinh ảnh hưởng đến toàn kết cấu ngôi nhà gây xuống cấp nhanh chóng
+ Khiến mất thẩm mỉ
+ Tạo điều kiện cho rêu mốc vi khuẩn phát triển và rêu mốc còn làm làm cho mặt sàn trở nên trơn trượt
+ Không gian ẩm ướt và rêu mốc gây nên nhiều bất tiện và khó chịu cho gia chủ
Nhận diện nhà vệ sinh bị thấm dột
+ Phía dưới trần nhà vệ sinh bị rỉ nước hoặc ẩm mốc
+ Ron gạch nhà vệ sinh bị xuống cấp hoặc bi hở do hư hỏng và nước bị thấm qua
Dấu hiệu nhận biết nhà sàn tường vệ sinh bị thấm dột
- Nhà vệ sinh không thoát được nước luôn đọng ứ lại trên sàn, thẩm thấu qua mạch gạch và xuống sàn bề tôn
- Do rò rỉ nước ở các bộ phần như vòi sen, bồn cầu hoặc các vị trí đấu với nước âm trong tường
- Ống thoát sàn nhà vệ sinh bị thấm nước do không được xử lý đúng kỹ thuật
- Các mạch gạch bị hở do sử dụng lâu ngày hoặc không sử dụng loại keo chà ron chống thấm
- Do thi công chống thấm ban đầu lúc xây không đảm bảo (70% là do nguyên nhân này)
- Ống dẫn nước bị rò rỉ hoặc bị hỏng
Hộp kỹ thuật
+ Miệng ống không được xử lý tốt trong lúc thi công dẫn đến hậu quả tách lớp và co gót gây thấm nước
+ Ống thoát sàn bị vỡ trong quá trình sử dụng gây hiện tượng nhỏ giọt
Hệ thống đường ống nước
+ Hệ thống ống nước nếu sử dụng lâu ngày bị vỡ hoặc rò rỉ thì nước sẽ theo đó ngấm qua tường và xuống sàn nhà và toàn kết cấu
Mặt sàn nhà vệ sinh
+ Nhà vệ sinh thi công lát gạch nhưng độ dốc mặt sàn không đảm bảo đẫn đến hiện tượng ứ đọng nước
+ Keo chà ron sử dụng không đảm bảo chất lượng lâu ngày dễ bị thấm dột qua mạch gạch
Chân tường nhà vệ sinh
+ Kiểm tra xem có khe nứt không nếu có thì phải trét lại kịp thời
CÁCH CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH
Hiện nay có rất nhiều cách chống thấm nhà vệ sinh Toilet nhưng bạn nên tối ưu nhất bằng cách sử dụng biện pháp chống thấm ngay từ đầu để tối ưu chí phí và mang lại hiệu quả lâu dài nhất .
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Sika chống thấm là vật liệu chống thấm cho các hạng mục cần khả năng chống thấm cao và được nhiều người tin dùng bởi nhờ các ưu điểm sau :
Ưu điểm
Dễ thi công
Hiệu quả chống thấm bền vững
Không độc,Không ăn mòn
Độ bền cao
Chống thấm nước cao
Khả năng thẩm thấu tốt
Các vật liệu sika chống thấm nhà vệ sinh gồm có:
Sika topseal 107 là chất chống thấm polymer hai thành phần cải tiến gốc xi măng. Lăn,quét,phun lên bề mặt bê tông ngăn nước thấm qua 20kg/1m2 cho độ dày 1mm
Sikaflex construction AP gốc polyurethane 1 thành phần: dùng bơm quanh cổ ống thoát sàn, trám kẻ hở tiếp xúc với ống nhựa PVC, PPR
Lưới thủy tinh gia cố nhằm chống sự co nứt ngay góc chân tường
Sika Grout 214-11 vữa gốc xi măng không có ngót để rót vào cổ ống
Sika Latex TH chất chống thấm nhũ tương gốc poly-butadiene
Sử dụng một thanh cao su trương nở cuốn cổ ống
Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công đục bỏ phần vữa thừa và trám lại những vị trí lồi lõm trên bề mặt nhằm tạo độ phẳng sau đó dùng máy mài để mài nhám toàn bộ bề mặt và đục mở rộng cổ ống
Bước 2: Tiến hành tưới nước nhằm tạo độ ẩm lên toàn bộ bề mặt của công trình nhằm đảm bảo độ liên kết
Bước 3: Bạn cần chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng Sika bằng cách đục mở rộng và vệ sinh tạo độ ẩm sau đó quét Sika Latex TH lên sau đó rót vữa chảy không co ngót SikaGrout 214-11 vào đến nữa cổ ống rồi quấn thanh cao su trương nở. Cuối cùng đổ cho đầy mép sàn
Bước 4: Tiến hành bo chân tường và sàn bê tông của nhà vệ sinh bằng Sika latex. Sau đó, bẹn nên trám và tô các cạnh tại vị trí chân tường và các vị trí vuông góc để dễ thi công chống thấ
Bước 5: Tiến hành trộn hỗn hợp Sikatop Seal 107 theo tỉ lệ 1:4. Với 1 kg phần lỏng A và 20kg bột màu xám B sau đó hãy dùng máy khuấy đều trong vòng 3 phút.
Bước 6: Hãy dán lưới thủy tinh ngay tại các vị trí góc cạnh và ngay tại cổ ống để chống nứ
Bước 7: Tiến hành quét lớp chống thấm thứ nhất: Dùng vật liệu đã trộn lên sàn sau đó dùng tiếp băng xô hoặc chổi để quét rộng ra toàn bộ sàn. Tiếp tục sử dụng cổ ống và chân tường vén cao 20cm
Bước 8: Thực hiện quét lớp chống thấm thứ 2. Sau đó hãy tiến hành kiểm tra kỹ càng nhằm đảm bảo các lỗ hút vật liệu được chống thấm một cách kín tuyệt đối.
Bước 9: Thực hiện ngâm thử trước và tiến hành nghiệm thu công trình chống thấm sàn nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Màng chống thấm bitum là màng chống thấm dẻo được tạo ra từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polyme. Có khả năng chịu nhiệt và chống thấm cao . Khi thi công phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò được người dùng ưu tiên thứ 2 .
Quá trình thực hiện thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng bitum
Ưu điểm
+ Độ phủ chống thấm cao và không cần lát gạch bảo vệ
+ Thi công nhanh không bị ảnh hưởng bởi thời tiết
+ Khả năng chống thấm hoàn toàn bởi lớp màng dày từ 3-5mm
+ Lớp khò có tuổi đời từ 10 năm khá lâu nhưng không thể vĩnh cữu như phương pháp thẩm thấu sika hay sơn
+ Màng chống thấm chịu được độ đàn hồi co nứt của sàn
Chuẩn bị
+ Tấm trải nhựa màng bitum
+ Đèn khò khí gas
+ Máy khò
+ Bay, chổi sắt, chổi sắt, cọ lăn
+ Primer gốc bitum
Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Bước 1: Vệ sinh khu vực sàn và chuẩn bị bề mặt chống thấm
– Xử lý bề mặt phẳng theo một độ phẳng nhất định không bị lồi lỏm hay khuyết điểm
– Đảm bảo bề mặt không còn bụi bẩn hay dầu mở và không còn lồi lỏm
– Yêu cầu mặt nền cần phải khô
Bước 2: Chống thấm cổ ống bằng vữa đổ grout chuyên dụng
Bước 3: Dùng đèn khí gas để làm nóng mặt sàn
Bước 4: Quét lớp lót Primer gốc bitum tạo độ dính cho màng
– Tiến hành quét lớp lót gốc bitum lên mặt sàn và góc chân tường và các khu vực gồm ống thoát, chân tường, mép cửa, ống xuyên sàn, hộp kỹ thuật mục đích ngăn thấm nước và tăng độ bám dính lúc khò màng chống thấm
Quét lớp lót primer gốc bitum lên sàn và cao 20 cm lên chân tường nhà vệ sinh
Bước 5: Thi công khò nóng chảy màng chống thấm bitum
+ Dùng máy khò đốt trực tiếp bề mặt tấm trải nhựa bitum cho chảy nóng đều và dính xuống mặt sàn nhà vệ sinh. Đốt tới đâu thi lăn màng chống thấm tới đó
+ Ở vị trí cổ thoát sàn và cổ ống nước dán bo kỹ trong và ngoài ống nước để tránh thấm qua ống. Để tối ưu 100% thì bạn nên dùng thanh cao su trương nở xung quanh cổ ống nước .
+ Tại vị trí chân tường dán màng khò lên từ 15-20cm để màng khò được khít và hạn chế tối đa việc thấm đột qua chân tường
Lưu ý: Cần khò đủ độ chín của tấm trãi nhựa bitum thì công dụng mới đạt hiệu quả, còn nếu khò chín quá thì nó sẽ thủng cháy các lớp bên trong cấu tạo của nó thì sẽ không tốt .
Bước 5: Căt hoa thị và các bản tab để khò kỹ lại các vị trí cổ ống góc cạnh
Khò kỹ lại các vị trí cổ ống thoát sàn và các góc canh chân tường
Bước 6: Trát xi măng cát lên đề bảo vệ bề mặt chống thấm
Bước 7: Tiến hành ngâm thử nước và nghiệm thu
Thi công ngâm thử nước để kiểm tra độ chống thấm và khò lại các kẻ hở
Chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh
Lưới thủy tinh là vật liệu tăng cường chịu lực được ứng dụng kết hợp với chất chống thấm lỏng. Chống lại vết nứt cho sàn nhà vệ sinh và góc chân tường của bạn.
Lưới thủy tinh chống thấm nhà vệ sinh
Ưu điểm
+ Gọn nhẹ dễ thi công
+ Giá rẻ
+ Tạo khả năng chống nứt
Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh
Bước 1: Phủ lớp cách nhiệt
+ Thứ tự lớp cách nhiệt sẽ là: Lớp vữa xi măng mỏng -> 1 lớp lưới thủy tinh -> Cán lớp vữa mỏng
Bước 2: Lớp bảo vệ
+ Cán hồ phủ mặt
+ Ốp lát gạch hoàn thiện
Lưu ý: Khi chống thấm bằng sợi thủy tinh thì nên mang găng tay hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp gây mẫn ngứa
Tiêu chuẩn chống thấm nhà vệ sinh
Tiêu chuẩn chống thấm phòng tắm được quy định bởi Bộ luật Xây dựng của Úc và Tiêu chuẩn Úc (AS 3740-2010), trong đó nêu rõ:
+ Toàn bộ sàn trong phòng tắm phải được chống thấm.
+ Bếp hoặc bậc xuống sàn phòng tắm phải được chống thấm ít nhất 100mm
+ Toàn bộ sàn nơi đặt phòng tắm phải được chống thấm (tầng hai trở lên).
+ Các bức tường bên trong buồng tắm phải được chống thấm ít nhất 150mm.
+ Góc thẳng đứng giữa hai bức tường bất kỳ trong buồng tắm phải được chống thấm cao ít nhất 1800mm
Đơn vị cung cấp vật tư chống thấm nhà vệ sinh giá rẻ
Chống thấm sika là 1 trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chống thấm. Chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với:
– Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, nhiệt tình, chu đáo trong công việc.
– Vật liệu chính hãng, chất lượng.
– Đảm bảo tiến độ thi công nhanh chóng, đúng hạn.
– Báo giá minh bạch, cạnh tranh nhất trên thị trường.
– Chế độ bảo hành dài hạn.
Ngoài thi công chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm sika còn cung cấp các dịch vụ như chống thấm tường nhà vệ sinh, chống thấm sàn,….. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết hơn khi bạn có nhu cầu nhé!