Những điều cần lưu ý khi thi công chống thấm màng khò

Thi công màng khò thịnh hành trong những năm gần đây bởi dán màng gốc bitum là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả tốt và giá thành không quá cao. Mặc dù đã có từ rất lâu nhưng tới thời điểm hiện tại phương án này vẫn được rất nhiều cá nhân cũng như dự án lớn tin dùng. Tuy vậy khi thi công màng khò đặc biệt là loại màng khò nhiệt rất dễ phát sinh lỗi do kỹ thuật thi công phức tạp và người thợ phải có tay nghề thì công trình mới đảm bảo. vậy có những điểm cần lưu ý gì trong quá trình thi công màng khò để đảm bảo hiệu quả chống thấm bài viết này sẽ cho các bạn rõ nhé.

Đặc điểm của phương án dán màng chống thấm gốc bitum:

Thi công dán màng chống thấm mái

Đây là phương án sử dụng màng tự dính (dầy 2mm) hoặc màng khò nhiệt (3mm, 4mm) để thi công dán trực tiếp lên bề mặt sàn cần chống thấm. Trong đó màng khò nhiệt sử dụng đầu khò làm chảy phần nhựa tất cả phần mặt dưới tấm màng còn màng tự dính chúng ta chỉ cần khò phần giáp mí giữa hai tấm liên tiếp nhau. Đặc điểm của màng dán là độ dày cao và độ co giãn tốt nên rất thích hợp cho các sàn mái phẳng. Tuy nhiên các khu vực chật hẹp như nhà vệ sinh hoặc các địa hình gồ ghề khó thao tác cần phải cân nhắc khi sử dụng phương án này do quá trình thi công cả 2 loại khá phức tạp đặc biệt là loại khò nhiệt và đòi hỏi người thợ phải có tay nghề nếu không sẽ rất dễ phát sinh lỗi sau đó.

Những lưu ý quan trọng khi thi công dán màng khò nhiệt

Sử dụng lửa to khi khò màng

Đặc điểm của dán màng khò nhiệt là sử dụng lửa từ đầu khò gas làm nóng chảy mặt dưới lớp màng và bám dính vào bề mặt bê tông bên dưới. Để giảm lượng nhiệt tỏa ra từ đầu khò người thợ có xu hướng sử dụng lửa nhỏ và thao tác nhanh. Điều này vô tình khiến tấm màng được dán xuống bề mặt mà không có được sự bám dính tốt nhất và có thể bị bong hoặc phồng nếu có nước xâm nhập. Ngoài ra, nếu sử dụng lửa nhỏ lượng nhiệt sẽ không đủ để đồng thời làm chảy phần nhựa tấm màng và làm nóng bề mặt sàn và lớp quét lót dẫn đến sẽ mất thêm thao tác và làm thời gian thi công kéo dài hơn.

Sử dụng nhiệt từ đầu khò làm chảy phần nhựa của tấm màng

Để lớp màng bám dính tốt và đảm bảo tuổi thọ của màng dán cần phải để lửa ở mức cao nhất tại van chỉnh lửa của đầu khò. Người thợ cần phải đưa đều tay để tránh nóng chảy cục bộ không đều có thể làm cháy màng ảnh hưởng đến độ bền và độ đàn hồi của sản phẩm sau khi thi công

Ghép chồng mí giữa 2 tấm liên tiếp nhau

Không giống như các chất chống thấm dạng lỏng tạo thành một lớp màng liên tục một cách dễ dàng, đặc điểm của màng dán là thi công các tấm rời liên kết thành bề mặt có mối nối nên giữa các tấm cạnh nhau cần phải ghép chồng 10cm để đảm bảo 2 tấm có sự liên kết tốt nhất. Vì vậy lượng màng cần sử dụng sẽ lớn hơn diện tích thực tế của hạng mục. Tuy nhiên cách tính cũng rất đơn giản chỉ cần lấy diện tích của hạng mục bất kỳ tính theo đơn vị mét vuông nhân với hệ số hao hụt là 1,1 sẽ được khối lượng màng cần dùng để thi công cho hạng mục đó.

Mỗi tấm liên tiếp nhau được dán chồng 10cm

Thông thường trên tấm màng đã kẻ sẵn phần đẻ ghép chồng hai tấm liên tiếp, các bạn chỉ cẩn trải ra theo đúng đường kẻ đó và cuộn lại cẩn thận để tránh xô lệch tấm màng trước khi dùng đầu khò dán tấm màng lên bề mặt. Một điều các bạn cần phải để ý nữa là đối với vật liệu không phải là màng trơn (màng cát, màng đá) mà phần ghép chồng có phủ bề mặt (cát, đá) thì trước khi ghép nối bạn nên sử dụng nhiệt từ đầu khò cạo phần này đi để 2 tấm có sự liên kết chắc chắn hơn

Hàn mép thật kỹ cả 4 cạnh tấm màng ngay sau khi dán

Sau khi trải dán toàn bộ tấm màng lên bề mặt ta phải hàn mép các cạnh của tấm màng. Một số người chủ quan cho rằng phần ghép mí với tấm kế tiếp sẽ được tấm đó phủ chồng lên nên chỉ hàn mép 3 cạnh còn lại để làm nhanh hơn. Đây là việc làm rất không nên vì cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu thời gian mà lại tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn. Khi đó trong trường hợp hạng mục đưa vào sử dung mà có 1 vị trí bị lỗi làm nước xâm nhập vào bên dưới lớp màng thì đó sẽ có điều kiện thuận lợi để đi vào toàn bộ diện tích dán màng trước đó.

Để đảm bảo an toàn, sau khi trải xong mỗi tấm màng tất cả 4 cạnh của tấm màng đều cần được hàn mép một cách kỹ lưỡng. Khi sử dụng lửa để làm việc này cần để lửa ở mức phù hợp tập trung làm chảy phần nhựa bên dưới mép màng vừa không làm ảnh hưởng nhiều đến phần mặt phía trên lớp màng. Trong quá trình hàn mí nếu phát hiện các vị trí mép chưa bám chắc xuống bề mặt chúng ta phải sử dụng bay thi công nhấc lên và khò sâu vào trong đó trước khi ghép lại mí để tránh nước xâm nhập vào bên trong tấm màng.

Tạm kết

Đây là một phương án rất tốt đối với các sàn phẳng, diện tích lớn vì lớp màng dày và có độ bền cao, nhất là các loại màng đá có khẳ năng chống thấm lộ thiên giúp sửa chữa các hạng muc sàn mái mà không cần lớp phủ bảo vệ từ đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy vậy biện pháp này lại đòi hỏi người thợ phải có tay nghề và tuân thủ đúng các lưu ý về kỹ thuật ở trên để công trình đảm bảo công năng sử dụng trong một thời gian dài.

Như vậy trên đây mình đã chia sẻ tới các bạn 3 lưu ý quan trọng để thi công dán màng chống thấm. Hy vọng các bạn nhận được nhiều giá trị và thông tin hữu ích trong bài viết này, mình xin tạm dừng bài viết này tại đây, nếu có điều gì còn thắc mắc thì đừng ngần ngại liên hệ ngay số Hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.